Nhà ở xã hội chính sách mới

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, việc các ngân hàng dừng triển khai cho vay mới là điều dễ hiểu để có thể giải ngân hết số tiền đã cam kết cho vay.


                                                                  Nhà ở xã hội Hồ Học Lãm - Bình Tân - HCM

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ định 4 ngân hàng thương mại là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank ban hành các điều kiện, cách thức cho vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì từ phía các ngân hàng thương mại này.
“Hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa triển khai vì họ còn phải giải ngân nốt gói 30.000 tỷ đồng”, ông Nam nói.
Trong khi chờ đợi gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân hết thì một số dự án nhà ở xã hội sắp triển khai hoặc triển khai dở, chưa kịp vay tiền từ gói 30.000 tỷ đồng đang bị “mắc cạn”.
  Ông Tuấn cho biết, nếu bây giờ DN vay thương mại thì giá nhà sẽ tăng cao, người thu nhập thấp sẽ không mua được. Theo quy định, chủ đầu tư được trích 20% quỹ nhà ở xã hội để kinh doanh thương mại.
“Đối với phần nhà này, DN có thể xây dựng giải pháp tín dụng riêng cho khách hàng. Nhưng đối với phần nhà thu nhập thấp thì DN vẫn phải chờ đợi chính sách mới của ngân hàng”, ông Tuấn nói.
Mặt khác, khi gói 30.000 tỷ đồng khép lại thì khả năng mua nhà của người thu nhập thấp sẽ giảm. Anh N.V.Hải (Phú Nhuận, Hồ Chí Minh) không khỏi hụt hẫng khi gói vay ưu đãi này dừng triển khai. Anh Hải cho biết, cả hai vợ chồng anh đi làm công được mấy năm, tích lũy không được bao nhiêu.
Vừa mới có một số tiền nhỏ, vợ chồng anh định vay thêm tiền người nhà và vay từ gói 30.000 tỷ đồng để mua nhà ở xã hội thì gói vay ưu đãi lại kết thúc. Bởi vậy nên vợ chồng anh chỉ còn biết tiếp tục chờ đợi chính sách khác của Nhà nước để có thể vay tiền mua nhà giá rẻ. Đối với chủ đầu tư lớn như Hoàng Quân đã không ngừng đưa ra chính sách mới lãi xuất 3% trong 5 năm và 4.7% trong 15 năm.
Đang hoàn thiện gói vay mới
Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý NOXH của Chính phủ đã quy định hai nguồn vốn để phát triển NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối phải dành 3% tổng dư nợ của mình để cho vay mua bán NOXH với các điều kiện ưu đãi. “3% này tương đương 300.000 - 400.000 tỷ đồng là con số tương đối lớn”, ông Nguyễn Trần Nam đánh giá.
Nguồn vay thứ 2 được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Theo đó, ngân hàng này sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua NOXH với lãi suất tối đa 5%.
“Như vậy, thay cho gói 30.000 tỷ đồng, sẽ có 2 gói vay không giới hạn quy mô, thời gian vay với lãi suất thấp dành cho người mua NOXH và nhà ở thương mại giá rẻ. Người có nhu cầu mua NOXH có thể yên tâm”, ông Nam khẳng định.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời gian, mặc dù cơ chế, chính sách đã có nhưng để những chính sách này được đưa vào thực tế thì cần một “độ trễ” nhất định. Ông Nam cho biết, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thiện gói vay này để trình Chính phủ. Hiệp hội BĐS sẽ thúc đẩy Bộ Xây dựng và NHNN nhanh chóng triển khai các chính sách này.
nguồn
muachungcuvn.com
Chuyên mục: ,

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét